Tầm nhận thức

Nhận thức được chúng ta cần phải học tập, quán sát, nhận thức được sự thật xung quanh.

Nhận thức được về nhân quả, để biết rằng chỉ có tôi mới chịu trách nhiệm đối với những gì đã xảy ra cho bản thân. Không được đỗ lỗ cho hoàn cảnh, cho người khác hay bất cứ điều gì ở bên ngoài. Có nghĩa là quả hiện tại của tôi chính là do những việc đã từng làm từng gieo trước đây. Và chỉ có bản thân mới làm chủ được quả tương lai.

Nhận thức được rằng tôi có thể thay đổi, phát triển bản thân thôi thì chưa đủ, cần phải có nổ lực và quyết tâm thay đổi. Đó là 2 nhận thức khác nhau.

Nhận thức được rằng tôi không thể thay đổi được những vấn đề xảy ra cho tôi, nhưng tôi có thể thay đổi phản ứng của mình trước nó. Bởi vì có vấn đề thì tôi mới có cơ hội để thực hành, thay vì trốn tránh, than khóc, đau đớn vì những sự việc bất như ý, thì tôi nên biết ơn với nó. Vấn đề là một người thầy tốt của tôi. Và khi vấn đề không như ý xảy đến thì tôi có thể mỉm cười và tự nhủ “xin chào anh bạn cũ, anh lại đến rồi à, lần này tôi sẽ học thêm được gì đây”
Cuộc đời là một lớp học, nếu tôi không qua môn thì tôi sẽ ở lại lớp. Nếu tôi không học được gì trong vấn đề bất như ý thì chắc chắn lần sau nó sẽ lại ghé thăm tôi.

Tầm nhận thức để không được tin bất cứ điều gì một cách mù quáng, tôi cần phải tự tìm hiểu và chứng nghiệm nó. Trong nhà Phật có ghi “đừng bao giờ tin vào kinh điển vì chúng đã được đọc tụng, ghi chép, được các thầy truyền dạy. Đừng tin vì nó là truyền thống hay do mọi người xung quanh đều tin” Đức Phật dạy rằng chỉ nên tin sau khi đã tìm hiểu và nhận biết rằng điều đó có ích và đúng.

Nhận thức được rằng bất cứ điều gì cũng là sự kết hợp giữa nhân – duyên (trong phật giáo gọi là hữu vi). Bởi vì nó có kết hợp nên nó sẽ phân rã, tan biến theo thời gian. Khi nhận thức được thế nào rồi cũng sẽ thay đổi (vô thường) thì sự sợ hãi và ham muốn sẽ dần giảm bớt. Và từ đó tôi có thể dự đoán được vô thường để chuẩn bị cho những gì tồi tệ nhất và những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với tôi. Đó là một kỹ năng nhận thức. Kỹ năng này cần phải được rèn luyện từ cảm xúc, tâm, cuộc sống, công việc, mối quan hệ …

Mọi việc trong cuộc đời này chúng ta làm đều dựa vào nhận thức của bản thân. Do đó, nếu nhận thức dựa trên những hiểu biết sai ( Vô minh) thì sự hiểu biết sai sẽ hiển lộ ra những suy nghĩ và hành động tạo ra những trải nghiệm của chúng ta.

About Đoàn Nguyên Hiệp

https://www.facebook.com/doannguyenhiep868/

View all posts by Đoàn Nguyên Hiệp →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *